7.7 KiB
Giới thiệu sách Hê-bơ-rơ
Phần 1: Giới thiệu chung
Bố cục sách Hê-bơ-rơ
- Chúa Giê-xu cao trọng hơn tiên tri của Đức Chúa Trời và các thiên sứ (1:1-4:13)
- Chúa Giê-xu cao trọng hơn các thầy tế lễ hầu việc trong đền thờ tại Giê-ru-sa-lem
- Chức vụ của Chúa Giê-xu cao trọng hơn giao ước cũ mà Đức Chúa Trời lập với dân sự Ngài (8:1-10:39)
- Đức tin là như thế nào(11:1-40)
- Lời khích lệ trung tín với Đức Chúa Trời (12:1-29)
- Kết thúc sự khích lệ và chào thăm (13:1-25)
Ai viết sách Hê-bơ-rơ?
Không ai biết tác giả của sách Hê-bơ-rơ là ai. Các học giả đề xuất một vài người khác nhau có thể là tác giả. Có thể tác giả là Phao-lô, Lu-ca, Ba-na-na. Thời điểm sách được viết cũng không được biết rõ. Hầu hết học giả cho rằng sách Hê-bơ-rơ được viết trước năm 70 sau Công Nguyên. Giê-ru-sa-lem đã bị phá huỷ vào năm 70 sau Công Nguyên, nhưng người viết bức thư này đã nói về Giê-ru-sa-lem như thể nó chưa bị phá huỷ.
Sách Hê-bơ-rơ nói về điều gì?
Trong sách Hê-bơ-rơ, tác giả cho thấy rằng Chúa Giê-xu làm trọn lời tiên tri trong Cựu Ước. Tác giả chỉ ra điều này để khích lệ Cơ Đốc Nhân Do Thái và giải thích rằng Chúa Giê-xu là tốt hơn bất cứ điều gì mà giao ước cũ có. Chúa Giê-xu là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm toàn hảo. Chúa Giê-xu cũng là của lễ hy sinh hoàn hảo. Sinh tế bằng động vật trở nên vô dụng bởi vì sự hy sinh của Chúa Giê-xu là một lần và mãi mãi. Như vậy, Chúa Giê-xu là con đường duy nhất để con người được Đức Chúa Trời chấp nhận.
Tiều đề sách nên được dịch như thế nào?
Các dịch giả có thể chọn đặt tên sách theo tên truyền thống của nó là, "Hê-bơ-rơ." Hoặc có thể chọn tiêu đề rõ ràng hơn như, "Thư gửi cho người Hê-bơ-rơ" hay "Thư gửi cho các tín hữu Hê-bơ-rơ" (Xem: rc://en/ta/man/translate/translate-names)
Phần 2: Những khái niệm về tôn giáo và văn hoá quan trọng
Độc giả có thể hiểu sách này mà không cần biết về sinh tế và công việc của thầy tế lễ đã được yêu cầu trong Cựu Ước không?
Sẽ rất khó cho độc giả có thể hiểu được sách này mà không có sự hiểu biết về các vấn đề này. Dịch giả có thể cân nhắc giải thích một vài khái niệm trong Cựu ước trong phần ghi chú hoặc phần giới thiệu sách.
Những ý tưởng về huyết được sử dụng trong sách Hê-bơ-rơ như thế nào?
Bắt đầu từ Hê-bơ-rơ 9:7, ý tưởng về huyết thường được sử dụng như phép ẩn dụ để đại diện cho bất kì con vật nào bị hiến tế theo giao ước của Đức Chúa Trời vời dân Y-sơ-ra-en. Tác giả cũng sử dụng từ huyết để trình bày sự chết của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu trở thành sinh tế toàn hảo để Đức Chúa Trời tha tội cho con người vì tội lỗi chống nghịch lại Ngài. (Xem: rc://en/ta/man/translate/figs-metonymy)
Bắt đầu từ Hê-bơ-rơ 9:19, tác giả sử dụng ý tưởng "rảy" như một hành động tượng trưng. Trong Cựu Ước, thầy tế lễ rảy huyết của những con vật bị hiến tế. Đây là biểu tượng về lợi ích cái chết của con sinh được áp dụng cho mọi người hoặc vật. Điều này cho thấy con người hoặc vật được Đức Chúa Trời chấp nhận (khi huyết của thầy tế lễ rảy lên). (Xem: rc://en/ta/man/translate/translate-symaction)
Phần 3: Những vấn đề dịch thuật quan trọng
Những ý tưởng về "thánh" và "thánh hoá" được trình bày trong sách Hê-bơ-rơ bản dịch ULB như thế nào?
Kinh Thánh sử dụng những từ như vậy để trình bày một trong nhiều ý tưởng khác nhau. Vì lý do này, người dịch thường gặp nhiều trở ngại khi phải dùng những từ chính xác trong các bản dịch của họ. Khi dịch sang tiếng Anh, Hê-bơ-rơ ULB sử dụng các nguyên tắc sau:
- Khi ý nghĩa của đoạn văn nói về sự thánh khiết đạo đức. Điểm đặc biệt quan trọng để hiểu phúc âm là lẽ thật rằng Đức Chúa Trời xem Cơ Đốc Nhân không còn tội lỗi vì họ đã hòa hợp với Chúa Giê-xu Christ. Một lẽ thật liên quan khác là Đức Chúa Trời là Đấng toàn hảo và không tội lỗi. Lẽ thật thứ ba là Cơ Đốc Nhân phải tự giữ mình không chỗ trách được, không lỗi lầm trong cuộc sống. Trong những trường hợp này, ULB sử dụng "thánh", "Đấng thánh khiết", "người thánh" hay "thánh nhân
- Đôi khi ý nghĩa đoạn văn nói về sự tương quan bình đơn giản về các tín hữu mà không ngụ ý một vai trò cụ thể nào họ cần phải đáp ứng . Trong những trường hợp này, ULB sử dụng "tín đồ" hoặc " những tín đồ". (Xem: 6:10;13:24)
- Khi ý nghĩa đoạn văn ngụ ý về ú tưởng một ai đó hoặc một cái gì đó dành riêng cho Đức Chúa Trời mà thôi. Trong trường hợp này, ULB sử dụng "biệt riêng", "tận hiến cho", "dành riêng cho" hoặc "thánh hóa". (Xem: 2:11: 9:13; 10:10, 14, 29; 13:12)
UDB giúp ích nhiều cho các dịch giả trình bày những ý tưởng này trong các bản dịch của họ.
Các vấn đề chính trong văn bản của sách Hê-bơ-rơ là gì?
Đối với những câu sau đây, phiên bản Kinh Thánh hiện đại khác với những phiên bản Kinh Thánh cổ. Bản dịch ULB dịch theo phiên bản hiện đại và đặt những câu trong bản dịch cổ trong phần ghi chú cuối trang. Nếu phần dịch tồn tại chung (ở cả hiện đại và bản cổ), dịch giả nên cân nhắc sử dụng phần đọc được tìm thấy trong những phiên bản đó. Nếu không, dịch giả nên chọn theo cách đọc của bản dịch hiện đại.
- "Ngài đã dùng vinh quang và danh dự" (2:7). Một số bản dịch cổ đọc là, "Ngài đã dùng vinh quang và danh dự làm vương miện đội cho người và Ngài đã đặt người trên các công việc của tay Ngài làm."
- "những kẻ nghe mà không kết hợp với vâng lời" (4:2). Một số bản dịch cổ đọc, "Những kẻ nghe mà không kết hợp với đức tin"
- "Đấng Cứu Thế đã đến trong vai trò thầy tế lễ thượng phẩm của những điều tốt lành đã có" (9:11). Một số bản dịch cổ đọc là, "Đấng Cứu Thế đã đến với vai trò thầy tế lễ thượng phẩm của những điều tốt lành sẽ đến"
- "những người bị tù đày" (10:34). Một số bản dịch cổ đọc là "của tôi trong sự xiếng xích của tôi."
- "Họ bị ném đá. Họ bị cưa ra làm hai. Họ bị chém bằng gươm" (11:37). Một số bản dịch cổ đọc là. "Họ bị ném đá. Họ bị cưa ra làm hai. Họ bị cám dỗ. Họ bị chém bằng gươm."
- "Thậm chí nếu một con vật chạm đến núi, nó phải bị ném đá" (12:20). Một số bản dịch cũ đọc là, "Thậm chí nếu một con vật chạm đến núi, nó phải bị ném đá hoặc bắn bằng cung."