vi_tn_Rick/zep/02/10.md

6.4 KiB

lòng kiêu ngạo

dùng để chỉ một người nghĩ bản thân mình quá cao trọng, hơn thế nữa nghĩ rằng mình cao trọng hơn người khác.

  • Một người kiêu ngạo thường không chấp nhận những lỗi lầm của chính mình. Người đó thường không khiêm nhường.
  • Kiêu ngạo có thể dẫn đến việc không tôn thờ Chúa trong những cách khác nhau.
  • Từ này cũng được sử dụng với nghĩa tích cực là "tự hào" về thành tựu mà ai đó đạt được và tự hào về con cái của bạn. Thành ngữ "tự hào về những gì mình làm được" có nghĩa là tìm thất niềm vui khi mình làm tốt công việc.
  • Vài người có thể tự hào về việc người đó đã làm được mà không quá tự phụ vì nó. Vài ngôn ngữ có những từ khác nhau cho hai nghĩa khác nhau của từ này.
  • Từ " tự phụ" luôn mang ý nghĩa tiêu cực như" kiêu căng", "ngạo mạn" hay "tự cao tự đại".

chế nhạo

Từ này chỉ việc dem người khác ra làm trò cười, theo một cách ác ý.

  • Chế nhạo thường là việc bắt chước từ ngữ hay hành động của người đó nhằm làm họ xấu hổ hay bày tỏ sự khinh bỉ họ.
  • Lính La Mã chế nhạo Chúa Giê-xu khi họ đội một cái mão gai lên đầu Ngài với ý định vinh danh Ngài như một vị vua.
  • Một đám trẻ cười cợt và chế nhạo tiên tri Ê-li-sê khi gọi ông là tên hói đầu.
  • Từ "chế giễu" có thể chỉ việc giễu cợt một ý tưởng mà mà nó dường như không đáng tin hay quan trọng.
  • " Một người hay nhạo báng" là người luôn luôn chế nhạo và giễu cợt.

nỗi sợ Đức Giê-hô-va

Từ " sợ hãi" chỉ về một cảm xúc không vui của con người khi có một mối đe dọa hay sự hãm hại xảy đến cho người đó hay người khác.

  • Từ "sợ" cũng dùng để chỉ sự tôn kính sâu sắc cho một người có uy quyền.
  • Cụm từ "nỗi sợ Đức Giê-hô-va" cũng như " nỗi sợ Chúa" chỉ về sự kính sợ Chúa và bày tỏ điề đó bằng việc thờ lạy Ngài. Nỗi sợ đó xuất phát từ việc biết rằng Chúa là thánh và ghét tội lỗi.
  • Kinh Thánh dạy rằng một người kính sợ Chúa sẽ trở nên khôn ngoan.
  • Dựa vào ngữ cảnh, "sợ" có thể được dịch là "kinh sợ" hay "tôn trọng sâu sắc" hay "sùng kính".
  • Từ " sợ" có thể được dịch là "kinh hãi" hay " sợ hãi"
  • Câu " Sự kinh hãi Chúa xông vào tất cả họ" có thể dịch là "Thình lình tất cả họ kinh sợ và tôn kính Chúa" hay "Lập tức, họ kinh ngạc và sùng kính Chúa" hoặc là "Ngay sau đó, họ cảm thấy rất kinh sợ Chúa".

thần trên đất

Những thần giả là những thứ con người thờ phượng thay thế cho Chân Chúa duy nhất.Từ "nữ thần" đặc biệt chỉ về những vị thần giả là phái nữ.

  • Những vị thần hay nữ thần giả này không tồn tại. Đức Giê-hô-va là Chân Chúa duy nhất.
  • Người ta thỉnh thoảng làm những hình tượng những vị thần để thờ lạy như một biểu tượng của những vị thần giả.
  • Trong KInh Thánh, người của Chúa thường xuyên quay khỏi việc thờ lạy Ngài để thờ lạy những thần không thật.
  • Ma quỷ thường dối gạt rằng những vị chúa và thần tượng không có thật có năng quyền, để con người tin vào.
  • Ba-anh, Da-gon và Mo-loc là ba trong số những vị thần giả mà con người thờ phượng trong thời Kinh Thánh.
  • A-sê-ra và Ác-tê-mít (Diana) là hai vị nữ thần mà người xưa tôn thờ.
  • Có thể chỉ dùng chung một từ để chỉ cả "Chúa" và "chúa giả" trong một vài ngôn ngữ.
  • Từ "thần tượng" được dùng để chỉ những vị chúa giả.
  • Trong tiếng Anh, chữ cái "g" viết thường dùng để chỉ những vị chúa giả và "G" viết hoa để chỉ Chân Chúa thật duy nhất. Những ngôn ngữ khác cũng làm như vậy.
  • Một giải pháp khác là sử dụng một từ khác hoàn toàn để chỉ những vị chúa giả.
  • Vài ngôn ngữ thường thêm một từ vào để xác định thần giả đó là nam hay nữ.

đất

Từ "đất" chỉ về thế giới nơi con người sinh sống cùng với mọi sinh vật khác.

  • "Đất" cũng dùng để chỉ về mặt đất hay bụi đất trải trên đất liền.
  • Từ này cũng mang nghĩa biểu trưng ám chỉ con người sống trên trái đất.
  • Thành ngữ " hãy để trái đất chung vui" và " Chúa sẽ phán xét trái đất" là ví dụ về cách dùng tượng trưng của từ này.
  • Từ "trần tục" thường ám chỉ những thứ thuộc về vật chất ngược với những thứ thuộc về tinh thần.
  • Từ này cũng thường ám chỉ về hành tinh trái đất, nơi con người đang sinh sống.
  • Tùy vào ngữ cảnh, "trái đất" có thể được dịch là "thế giới" hay "mặt đất" hay "bụi đất"
  • Khi sử dụng theo nghĩa biểu tượng, "trái đất" có thể được dịch là "con người sống trên trái đất" hay "mọi thứ trên trái đất"
  • Dịch từ "trần tục" có thể bao gồm cả nghĩa "thuộc về vật chất" hay "những thứ trên trái đất" hoặc là " có thể thấy được bằng mắt trần".

thờ phượng

nghĩa là tôn vinh, ca ngợi, thờ lạy ai đó, đặc biệt là Chúa.

  • Theo nghĩa đen là "quỳ xuống", "nằm phủ phục" để tôn thờ ai đó cách khiêm nhường.
  • Chúng ta tôn thờ Chúa khi chúng ta phục vụ và tôn kính Ngài bằng việc ca tụng và thờ phượng Ngài.
  • Khi dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Chúa, thường đi kèm việc hiến tế một con vật trên bàn thờ.
  • Nhiều người thờ lạy những vị thần giả.
  • Từ "thờ phượng" có thể được dịch là "cúi xuống" hay "ca ngợi và phục vụ" hoặc "ca ngợi và thờ lạy".
  • Trong vài trường hợp, nó có thể được dịch là "khiêm cung ca ngợi" hay " khen ngợi và tôn vinh".