vi_tn_Rick/nam/01/14.md

11 KiB

Đức Giê-hô-va

Danh xưng "Đức Giê-hô-va" là danh của Đức Chúa Trời, danh Ngài được bày tỏ khi Ngài nói chuyện cùng Môi-se tại bụi gai cháy

  • Danh "Đức Giê-hô-va" là một từ ngữ có nghĩ là "có" hoặc "hằng hữu"
  • Cũng có thể nghĩa của danh xưng “Đức Giê-hô-va” được hiểu theo từ “Ngài là” hoặc “Ta là” hay “Đấng công bình”.
  • Danh xưng này cho biết rằng Đức Chúa Trời đã có và hằng còn mãi mãi. Nó cũng có nghĩa là Ngài sự hiện diện mãi mãi.
  • Theo truyền thống, nhiều bản dịch Kinh Thánh đã sử dụng danh xưng “Chúa” hay “Chúa Trời” để chỉ về danh “Đức Giê-hô-va”. Truyền thống này là kết quả của sự kiện lịch sử, người Do Thái rất kinh khiếp khi nghe đến danh Đức Giê-hô-va nên đã thay bằng danh “Chúa” mỗi khi nói đến danh “Đức Giê-hô-va”. Kinh Thánh hiện đại danh “Chúa” được viết in hoa để tỏ lòng tôn kính đối với danh xưng của Thiên Chúa, để phân biệt từ “Chúa” khác của tiếng Hê-bơ-rơ.
  • Văn bản ULB và UDB luôn dịch ra danh xưng “ Đức Giê-hô-va”, vì nó theo nghĩa đen được dùng cho văn bản Hê-bơ-rơ trong thời Cựu Ước.
  • Danh xưng “Đức Giê-hô-va” không còn xảy ra trong thời Tân Ước nữa, nhưng là danh “Chúa” theo tiếng Hy Lạp, được dùng trong dấu ngoặc kép từ thời Cựu Ước.

Gợi ý:

  • “Đức Giê-hô-va” có thể được dịch bằng một từ hay một cụm từ, với nghĩa là “Ta” hoặc “Đấng sống” hoặc “Ngài là Đấng sống”
  • Danh xưng này cũng có thể được viết tương tự như danh “Đức Giê-hô-va”.
  • Một số hệ phái không muốn dùng danh xưng “Đức Giê-hô-va” và thay vào đó họ dùng danh xưng truyền thống đó là “Đức Chúa Trời”. Điều quan trọng là việc này có thể gây nhầm lẫn khi đọc bởi vì âm nghe giống như danh “Chúa”. Một số ngôn ngữ khác có thể có hoặc không đánh dấu để phân biệt “Chúa” là một danh xưng riêng.

Tham khảo thêm:

  • Đức Chúa Trời
  • Chúa, Thầy, Ngài
  • Chúa
  • Môi-se
  • Bày tỏ, mặc khải.

Lệnh, mệnh lệnh, điều răn

Từ ngữ “lệnh” nghĩa là bắt buộc ai đó làm một việc gì đó. “Lệnh” hoặc “mệnh lệnh” được người đưa ra yêu cầu thực hiện.

  • Mặc dù nghĩa căn bản của nó là như nhau, nhưng “điều răn” thường được dùng để nói đến mệnh lệnh của Đức Chúa Trời, một cách chính thức rõ ràng và vĩnh viễn, chẳng hạn như “Mười điều răn”.
  • “Mệnh lệnh” có thể dùng để chỉ những điều tích cực (“Hiếu kính cha mẹ”) hoặc tiêu cực (“Không trộm cướp”)
  • “Mệnh lệnh” có ý nghĩa “bắt buộc” hoặc “có trách nhiệm” với một cái gì đó hoặc với một ai đó.

Gợi ý:

  • Cách diễn nghĩa tốt nhất đó là dùng nghĩa của từ “luật lệ”. Ngoài ra, cũng có thể so sánh nghĩa với của “nghị định” và “qui tắt”.
  • Một số dịch giả khác có thể dịch là “chỉ huy” và “điều răn” với cùng một thứ tiếng của họ.
  • Một số người khác có thể sử dụng từ đặc biệt để chỉ điều răn lâu bền và chính thức mà Đức Chúa Trời đã ban.

Ni-ni-ve, dân Ni-ni-ve

Ni-ni-ve là một thủ đô của A-si-ry. “Dân thành Ni-ni-ve” là những người sống tại Ni-ni-ve.

  • Đức Chúa Trời đã sai tiên tri Giô-na cảnh báo dân Ni-ni-ve về tội ác của chúng. Để họ ăn năn và Đức Chúa Trời không còn tiêu diệt chúng nữa.
  • Người A-si-ry sau khi không thờ phượng Đức Chúa Trời nữa thì họ chinh phục nước Y-sơ-ra-ên và mang họ đến Ni-ni-ve.

Tham khảo thêm: A-si-ry, dân A-si-ry, Đế quốc A-si-ry Giô-na Ăn năn, hối cải Xoay, quay đi, quay trở lại

con cháu, từ dòng dõi

“con cháu” là người một người ở hiện tại có huyết thống trực tiếp với người khác trong quá khứ.

  • Ví dụ như, Áp-ra-ham là con cháu của Nô-ê.
  • Dòng dõi của một người thì được gọi là con mình, cháu, chắt chít, và vân vân. Dòng dõi của Gia-cốp là mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên.
  • Cụm “dòng dõi từ” là cụm cách khác để nói “dòng dõi của”, như câu “Áp-ra-ham là dòng dõi của Nô-ê”. Cũng có thể dịch là “dòng họ từ”.

Tham khảo thêm:

  • Áp-ra-ham, Áp-ram
  • Tổ tiên, cha, tổ phụ
  • Gia-cốp, Y-sơ-ra-ên
  • Nô-ê
  • Mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên

tên

Trong Kinh Thánh, “tên” được sử dụng một cách tượng trưng

  • Trong một số ngữ cảnh, “tên” có thể hiểu là danh tiếng của một người, như “hãy để chúng tôi tạo dựng tên tuổi cho chính mình”
  • “Tên” có thể được xem để nhớ đến một cái gì đó. Ví dụ, “cắt đứt danh của các thần tượng”, nghĩa là phá hủy những thần tượng vì vậy mà họ không nhớ đến cũng không thờ phượng nó nữa.
  • Cách gọi “danh của Đức Chúa Trời” có nghĩa là nói đến quyền hạn và quyền lực của Ngài, hoặc đại diện cho Ngài
  • “tên” của một ai đó có thể đề cập đến toàn bộ người, như trong câu “không có danh nào khác dưới trời này làm cho chúng ta được cứu rỗi”. (See: metonymy

Gợi ý dịch:

  • Một cách diễn đạt, “danh tốt của Ngài” có thể được dịch như “danh tiếng tốt của Ngài”
  • Làm điều gì đó “trong danh của”, có thể được dịch như “với thẩm quyền của” hoặc “với sự cho phép của” hoặc “người đại diện của” một ai đó.
  • Cách diễn đạt, “tạo dựng tên tuổi cho chính mình” có thể được hiểu như, “để cho nhiều người biết đến chúng ta” hoặc “hãy để mọi người nghĩ rằng chúng ta là quan trọng”.
  • Khái niệm “đặt tên” có thể dịch ra là “đặt tên gọi cho nó” hoặc “cho nó một cái tên”
  • Khái niệm “những người yêu mến danh Ngài” có thể được dịch là “những người yêu mến Ngài”
  • Khái niệm “phá bỏ thần tượng” có thể được dịch “loại bỏ thần tượng ngoại giáo để họ không còn nhớ tới nữa” hoặc “khiến họ không còn thờ lạy thần tượng” hay “tiêu diệt hoàn toàn các thần tượng để mọi người không còn nghĩ về nó nữa”.

Tham khảo thêm:

  • Kêu, kêu gọi, gọi là, gọi ra

cất lấy

Khái niệm “cất lấy” là một khái niệm mang ý nghĩa loại trừ, bị lưu đày hoặc bị cô lập từ nhóm chính. Nó cũng có thể được xem như bị giết chết vì hậu quả của việc phạm tội.

  • Trong cựu ước, không vâng giữ mạng lệnh của Đức Chúa Trời sẽ bị cất đi, hoặc tách ra hay lấy ra khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Trời.
  • Đức Chúa Trời cũng phán rằng Ngài sẽ “cất lấy” hoặc sẽ tiêu diệt dân ngoại cảu Y-sơ-ra-ên, bởi vì đã không thờ phượng và vâng giữ lời Ngài cùng những kẻ thù nghịch Y-sơ-ra-ên.
  • Khái niệm “cất lấy” cũng được dùng để nói đến việc Y-sơ-ra-ên khiến nước sông ngừng chảy.

Gợi ý:

  • Khái niệm “bị cất lấy” có thể được hiểu như “bị trục xuất” hoặc “bị lấy đi” hay “chết”, cũng có thể là “bị hủy diệt”.
  • Tùy vào bối cảnh, “bị cất lấy” có thể được dịch theo nghĩ như “bị tiêu diệt”, hoặc “gửi đi”, hay “bị tách ra khỏi”, cũng có khi là “bị hủy hoại”
  • Trong bối cảnh dòng nước bị phân rẽ, thì có thể hiểu là “bị ngăn chặn lại” hoặc “làm ngưng dòng chảy”, hay là “bị phân rẽ”.
  • Nghĩa đen của từ cắt dùng để cắt một cái gì đó bằng một con dao, và nó được phân biệt với cách dùng tượng trung cho thuật ngữ này.

hình tượng, tượng chạm, tượng chạm khắc, tượng đúc kim loại

Những từ này dùng để đề cập đến các thần tượng được làm ra để thờ lạy cho một vị thần giả dối. Trong khi thờ lạy các thần tượng, thì từ “hình tượng” được dùng cho việc thờ lạy các “tượng chạm”.

  • “Tượng chạm” hoặc “tượng khắc” là những vật được làm bằng gỗ trông giống như một con vật hay một người hoặc một thứ gì đó.
  • “Tượng đúc kim loại” là một vật được làm ra từ kim loại nóng chảy rồi đổ vào mẫu khuôn có hình dạng một con vật, một người hay một thứ gì đó.
  • Tượng gỗ và tượng đúc kim loại được dùng để thờ lạy các vị thần giả dối.
  • Thuật ngữ “hình tượng” được dùng khi đề cập đến một vị thần có thể bằng gỗ hoặc bằng kim loại

Gợi ý:

  • Khi đề cập đến một thần tượng, thì từ ngữ “hình tượng” cũng có thể hiểu như “bức tượng” hoặc “tượng chạm khắc”
  • Nó cũng có thể hiểu rõ hơn trong một số tiếng dùng để mô tả, chẳng hạn như “tượng chạm khắc” hoặc “tượng đúc kim loại”, thậm chí có chỗ trong văn bản gốc còn dịch là “hình tượng” hoặc “tượng đúc”.
  • Để đảm bảo nghĩa của nó rõ ràng thì thuật ngữ này hoàn toàn tách biệt với các thuật ngữ dùng để nói vè hình ảnh của Thiên Chúa.

Tham khảo thêm:

  • Thần giả dối, thần ngoại bang, thần, nữ thần.
  • Đức Chúa Trời
  • Tượng thần, thờ lạy thần tượng
  • Hình ảnh của Thiên Chúa, hình ảnh

mộ, mồ mả, nơi chôn cất

Thuật ngữ “mộ” và “mồ mả” đề cập đến chỗ để đặt xác của người chết vào. “nơi chôn cất” là một cụm từ khái quát hơn dùng để nói đến vấn đề này.

  • Người Do Thái thường lấy hang đá tự nhiên làm phần mộ, nhưng đôi khi họ cũng đào hang đá bên trong một ngọn đồi.
  • Trong Tân ước, hòn đá lớn cuộn lại được dùng phổ biến, đá to được đặt trước miệng hang dùng để đóng cửa mộ lại.
  • Nếu từ mộ hay mồ mả dùng để chỉ thân xác được đặt trong một cái hang, cũng có thể dịch là “hang động” hoặc “lõm nhỏ bên trong ngọn đồi”.
  • Cụm từ “mộ” thường được dùng chung hay ẩn dụ khi đề cập đến trạng của một nơi hoặc một linh hồn con người bị chết.

Tham khảo thêm:

  • Chôn, chôn cất, an táng
  • Tử vong, chết, đã chết