vi_tn_Rick/mic/05/01.md

6.0 KiB

nhóm dân, dân tộc, nhóm người, một người

Từ ngữ "nhóm dân" hay "dân tộc" là tập hợp những người có chung một ngôn ngữ và nền văn hóa. từ ngữ "đám đông " thường được dùng để chỉ tập hợp những người ở một nơi hay tại một sự kiện cụ thể nào đó.

  • Khi Đức Chúa Trời biệt riêng "một dân tộc" cho Ngài, nó đồng nghĩa với việc Ngài chọn người đó để người đó thuộc Ngài và phục vụ Ngài.
  • Trong thời kì Kinh Thánh, những công dân trong một dân tộc thường có cùng tổ tiên, sống chung với nhau trong một quốc gia hoặc một khu vực cụ thể nào đó.
  • Tùy hoàn cảnh, từ "nhóm người" có nghĩa là "nhóm bạn" hay "gia đình" hoặc "người thân"

Từ ngữ "dân tộc" thường được dùng để diễn tả nhóm người trên trái đất. Trừ dân Do Thái ra, nó được đề cập cụ thể hơn khi nói đến người dân hoặc người phục vụ Đức Giê-hô-va.

  • Một số bản dịch có thể sử dụng từ "quốc gia".

Gợi ý:

  • Từ "nhóm dân" có thể dịch theo cụm từ có nghĩ như "đại gia đình" hoặc "gia tộc" hay "dân tộc".
  • Cụm từ "dân tộc" có thể dịch là 'những người thân" hoặc "đồng bào tôi là dân Do Thái" hoặc "gia đình" hoặc "nhóm dân", tùy vào ngữ cảnh.
  • Khái niệm "phân bố dân cư" còn có thể dịch là "làm cho dân chúng tản lạc và sống với nhiều dân tộc khác nhau" hoặc "khiến dân chúng phân bố sống rải rác ở các vùng khác nhau trên thế giới".
  • Từ "dân tộc" hay "nhóm dân" cũng có thể được dịch là "các nước trên thế giới" hoặc " nhóm người", tùy theo hoàn cảnh.
  • Các cụm từ, "những người" có thể được dịch là "những người sống" hay "những người có nguồn gốc từ" hay "gia đình" tùy thuộc vào việc nó tiếp theo là tên của một nơi hoặc một người.
  • -"Tất cả các dân tộc của trái đất" có thể được dịch là "tất cả mọi người sống trên trái đất" hoặc "mọi người trên thế giới" hoặc "tất cả mọi người."
  • -Cụm từ "người" cũng có thể được dịch là, "một nhóm người" hay "những người nhất định" hoặc "một cộng đồng của những người" hay "một gia đình".

Tham khảo thêm:

  • Hậu duệ, dòng dõi
  • Các nước
  • Các bộ lạc
  • Thế gian, thế giới

Giê-ru-sa-lem

Giê-ru-sa-lem bắt nguồn từ thành phố cổ Ca-na-an mà về sau nó trở thành thủ đô của nước Y-sơ-ra-ên. Nó cách phía tây Biển Muối khoảng 34km và phía bắc Bết-lê-hem. Nó vẫn là thủ đô của nước Y-sơ-ra-ên cho đến ngày nay.

  • Tên gọi, "Giê-ru-sa-lem" được đề cập đầu tiên trong sách Giô-suê. Trong Cựu Ước nó có tên là thành phố "Sa-lem", thành phố "Giê-bu" và "Si-ôn". "Giê-ru-sa-lem" và "Sa-lem" có nghĩa là "hòa bình".
  • Giê-ru-sa-lem vốn là một pháo đài của người Giê-bu-sít được gọi là Si-ôn, vua Đa-vít bị bắt và được đưa vào thủ đô của mình.
  • Con trai của Đa-vít là Sa-lô-môn xây dựng đền thờ đầu tiên tại Giê-ru-sa-lem, trên núi Mô-ri-a, là nơi Áp-ra-ham dâng con mình là Y-sác lên cho Đức Chúa Trời.
  • Bởi vì đền thờ nằm tại Giê-ru-sa-lem, nên các ngày lễ của dân Do Thái được tổ chức tại đó.
  • Mọi người thường đi "lên" Giê-ru-sa-lem từ khi nó còn nằm trong dãy núi.

Tham khảo thêm:

  • Ba-by-lôn, thuộc Ba-by-lôn
  • Đấng Christ, Đấng mê-si
  • Đa-vít
  • Thành Giê-bu, Giê-bu
  • Chúa Giê-su, Chúa Giê-su Christ
  • Sa-lô-môn
  • Đền thờ
  • Si-ôn, núi Mô-ra-a

Y-sơ-ra-ên, dân Y-sơ-ra-ên, dân tộc Y-sơ-ra-ên

Từ "Y-sơ-ra-ên" là tên gọi mà Thiên Chúa đã đặt cho Gia-cốp. Nó nghĩa là, "ông đã vật lộn cũng Thiên Chúa".

  • Dòng dõi của Gia-cốp đã trở thành "dân Y-sơ-ra-ên", dân tộc Y-sơ-ra-ên hoặc quốc gia Y-sơ-ra-ên.
  • Thiên Chúa đã lập giao ước cùng dân Y-sơ-ra-ên. Họ là tuyển dân được chọn của Ngài.
  • Dân Y-sơ-ra-ên có mười hai chi phái.
  • Ngay sau khi vua Sa-lô-môn chết, Y-sơ-ra-ên được chia thành hai vương quốc: vương quốc phía Nam, được gọi là "Giu-đa" và vương quốc phía Bắc, được gọi là "Y-sơ-ra-ên".
  • Thương thì từ "Y-sơ-ra-ên" được dịch là "dân sự Y-sơ-ra-ên" hay "dân tộc Y-sơ-ra-ên", tùy theo hoàn cảnh.

Tham khảo thêm:

  • Gia-cốp, Y-sơ-ra-ên
  • Vương quốc Y-sơ-ra-ên
  • Giu-đa, vương quốc Giu-đa
  • Dân tộc
  • Mười hai chi phái Y-sơ-ra-ên

Cây gậy

Từ "cây gậy" là một thanh dài, cứng và rắn, được sử dụng cho nhiều việc khác nhau. Chiều dài tối thiếu của nó là một mét.

  • Một cây gậy gỗ dùng để chăn chiên khỏi những con thú khác. Nó còn dùng để làm dấu cho những con chiên đi lạc tìm đường trở về đàn của mình.
  • Trong Thi thiên 23, vua Đa-vít sử dụng cụm từ, "cây gậy" và "cây trượng" như hình ảnh ẩn dụ để làm phương tiện chỉ dẫn và kĩ cương mà Thiên Chúa dành cho dân sự của Ngài.
  • Cây gậy của người chăn được dùng để đếm những con chiên, khi họ chăn giữ nó.
  • Hình ảnh ẩn dụ, "cây gậy sắt" đề cập đến việc Thiên Chúa trừng phạt những kẻ nổi loạn chống lại Ngài và làm điều gian ác.
  • Vào thời xưa, gậy bằng kim loại, goõ hoặc đá được sử dụng để đo chiều dài của nhà hoặc vật gì đó.
  • Trong Kinh Thánh, cây gậy còn được dùng để kỷ luật trẻ con.

Tham khảo thêm:

  • Cây trượng.