# Vậy thì sao? Có phải vì chúng ta không ở dưới luật pháp,nhưng ở dưới ân điển, nên chúng ta sẽ cứ phạm tội không? Chẳng hề như vậy Phao lô dùng một câu hỏi để nhấn mạnh rằng sống dưới ân điển không phải là lý do khiến người ta phạm tội. Tham khảo: “Tuy nhiên, vì chúng ta thuộc ân điển thay vì thuộc luật pháp Môi se tất nhiên không có nghĩa là chúng ta được phép phạm tội”. (Xin xem: [[rc://vi/ta/man/translate/figs-rquestion]] # Chẳng hề như vậy "Chúng ta sẽ chẳng bao giờ muốn sự đó xảy ra!” hoặc là “Cầu xin Đức Chúa Trời giúp tôi không làm điều đó”. Ý nghĩa của cụm từ có thể là rất không mong muốn điều đó xảy ra. Có thể có một cụm từ tương tự trong ngôn ngữ của bạn để có thể sử dụng ở đây. Để xem bạn có thể dịch câu nầy như thế nào trong [ROM03:31](../03/31.md) # Anh em không biết rằng nếu anh em đem thân làm nô lệ để vâng phục người nào thì anh em là nô lệ cho người mình vâng phục sao? Phao lô sử dụng một câu hỏi để trách mắng người nào nghĩ rằng ân điển của Đức Chúa Trời là lý do để họ tiếp tục phạm tội”. Tham khảo: “Anh em nên biết rằng anh em là nô lệ của người chủ mà anh em đã chọn để vâng theo”. (Xin xem: [[rc://vi/ta/man/translate/figs-rquestion]] # hoặc nô lệ của tội lỗi dẫn đến sự chết, hoặc nô lệ của sự vâng phục dẫn đến sự công chính Ở đây, “tội lỗi” và “sự vâng phục” được mô tả là những người chủ mà một người nô lệ sẽ phục vụ. Có thể dịch lại câu nầy. Tham khảo: “Anh em hoặc làm nô lệ của tội lỗi và phải chết về phần thuộc linh, hoặc làm nô lệ của sự vâng phục, mang lại sự xưng công bình bởi Đức Chúa Trời” (Xin xem: [[rc://vi/ta/man/translate/figs-personification]]