Add 'rev/front/Intro.md'

This commit is contained in:
Rick 2021-04-30 17:24:33 +00:00
parent 335c67c9ff
commit f74d1af1df
1 changed files with 80 additions and 0 deletions

80
rev/front/Intro.md Normal file
View File

@ -0,0 +1,80 @@
# Dẫn nhập sách Khải huyền
## Phần 1: Giới thiệu chung
### Nội dung sách Khải Huyền
1. Mở đầu (1: 1-20)
1. Thư gửi bảy hội thánh (2: 1-3: 22)
1. Sự hiện thấy của Đức Chúa Trời trên trời, và sự hiện thấy của Chiên Con (4: 1-11)
1. Bảy niêm ấn (6: 1-8: 1)
1. Bảy chiếc kèn (8: 2-13: 18)
1. Những người thờ phượng Chiên Con, các vị tử đạo và mùa gặt của cơn thịnh nộ (14: 1-20)
1. Bảy chén thạnh nộ (16:1-18:24)
1. Sự thờ phượng trên trời (19: 1-10)
1. Sự phán xét của Chiên Con, sự hủy diệt của con thú, ngàn năm, sự hủy diệt của Sa-tan, và sự phán xét cuối cùng (20: 11-15)
1. Sự sáng tạo mới và thành Giê-ru-sa-lem mới (21: 1-22: 5)
1. Lời hứa trở lại của Chúa Giê-su, lời chứng từ các thiên sứ, lời kết thúc của Giăng, thông điệp của Chúa Cứu Thế cho hội thánh của ngài, lời mời và lời cảnh báo (22: 6-21)
### Ai viết sách Khải Huyền?
Tác giả tự nhận mình là Giăng. Có lẽ đây là Sứ đồ Giăng. Ông đã viết Sách Khải Huyền khi ở trên đảo Bát-mô. Người Rô-ma đã đày Giăng ở đó vì đã dạy mọi người về Chúa Giê-xu.
### Sách Khải Huyền viết về điều gì?
Giăng viết Sách Khải Huyền để khuyến khích các tín đồ trung thành ngay cả khi họ đang đau khổ. Giăng mô tả những khải tượng mà ông có về Sa-tan và các môn đồ của hắn đang chiến đấu chống lại và giết hại các tín đồ. Trong khải tượng, Đức Chúa Trời gây ra nhiều điều khủng khiếp xảy ra trên trái đất để trừng phạt những kẻ gian ác. Cuối cùng, Chúa Giê-su đánh bại Sa-tan và những người theo hắn. Rồi Chúa Giê-xu an ủi những người trung thành. Và những người tin Chúa sẽ sống mãi mãi với Đức Chúa Trời trong trời mới đất mới
### Tiêu đề sách này nên biên dịch như thế nào?
Biên dịch viên có thể chọn gọi tên sách theo tên truyền thống, "Khải Huyền," "Sự Mặc Khải của Chúa Cứu Thế Giê-xu," "Sự mặc khải cho thánh Giăng," Hoặc "Sách Khải Huyền của Giăng." Hoặc họ cũng có thể chọn một tiêu đề cụ thể hơn như, "Những điều Chúa Giê-xu bày tỏ cho Giăng." (Xem:rc://en/ta/man/translate/translate-names)
### Sách Khải Huyền thuộc loại văn phong nào?
Giăng đã sử dụng một phong cách viết đặc biệt để mô tả sự hiện thấy của mình. Giăng mô tả những gì ông nhìn thấy bằng cách sử dụng nhiều biểu tượng. Phong cách viết này được gọi là văn học tiên tri tượng trưng hoặc văn học khải huyền. (Xem:rc://en/ta/man/translate/writing-apocalypticwriting)
## Phần 2: Những tư tưởng văn hoá và tôn giáo quan trọng
### Những biến cố trong sách Khải Huyền là quá khứ hay tương lai?
Kể từ thời kỳ đầu của đạo Chúa Cứu Thế, các học giả đã giải thích Khải huyền theo cách khác. Một số học giả cho rằng Giăng mô tả các sự kiện đã xảy ra trong thời của ông. Một số học giả cho rằng Giăng mô tả các sự kiện xảy ra từ thời ông cho đến khi Chúa Giê-xu trở lại. Các học giả khác nghĩ rằng Giăng đã mô tả các sự kiện sẽ xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn ngay trước khi Chúa Cứu Thế trở lại.
Biên dịch viên không cần phải quyết định cách diễn giải cuốn sách trước khi dịch nó. Biên dich viên nên để những lời tiên tri trong các thì được sử dụng trong ULB. [thì: một phạm trù ngữ pháp của động từ được sử dụng để thể hiện sự khác biệt về thời gian]
### Trong Kinh thánh có sách nào khác giống sách Khải Huyền không?
Không có sách nào khác của Kinh Thánh giống như Sách Khải Huyền. Nhưng, các đoạn trong Ê-xê-chi-ên, Xa-cha-ri và đặc biệt là Đa-ni-ên có nội dung và văn phong tương tự như sách Khải Huyền. Có thể có lợi nếu biên dịch sách Khải Huyền cùng lúc với Đa-ni-ên vì chúng có một số điểm chung về hình ảnh và văn phong.
## Những vấn đề biên dịch quan trọng
### Biên dịch viên có cần hiểu sách Khải Huyền trước khi dịch không?
Người ta không cần phải hiểu tất cả các ký hiệu trong Sách Khải Huyền để dịch nó cho đúng. Biên dịch viên không nên đưa ra các ý nghĩa có thể có đối với các ký hiệu hoặc số trong bản dịch của họ. (Xem: rc://en/ta/man/translate/ writing-apocalypticwriting)
### Các ý tưởng "thánh" và "thánh hóa" được diễn tả như thế nào trong sách Khải Huyền theo bản dịch ULB?
Kinh Thánh sử dụng những từ này để chỉ về nhiều ý tưởng khác nhau. Vì lý do này, biên dịch viên thường khó dùng những từ này để diễn tả tốt trong bản dịch của họ. Khi dịch sách Khải Huyền sang tiếng Anh, ULB sử dụng các nguyên tắc sau đây:
* Ý nghĩa trong hai đoạn văn chỉ ra sự thánh khiết về mặt đạo đức. Ở đây, ULB sử dụng "thánh". (Xem: 14:12; 22:11)
* Thông thường, ý nghĩa trong sách Khải Huyền chỉ ra một quan hệ bình thường của các tín đồ Chúa Cứu Thế mà không ám chỉ bất kỳ vai trò cụ thể nào mà họ đảm nhận. Trong những trường hợp này, ULB sử dụng "tín hữu" hoặc "những tín đồ". (Xem: 5: 8; 8: 3, 4; 11:18; 13: 7; 16: 6; 17: 6; 18:20, 24; 19: 8; 20: 9)
* Đôi khi, ý nghĩa bao hàm ý tưởng về một ai đó hoặc một cái gì đó chỉ dành riêng cho Đức Chúa Trời. Trong những trường hợp này, ULB sử dụng "thánh hóa", "đặt riêng", "tận hiến cho" hoặc "dành riêng cho".
DB thường sẽ hữu ích khi biên dịch viên nghĩ về cách trình bày những ý tưởng này trong các bản dịch của riêng họ.
### Các giai đoạn
Giăng đề cập đến các giai đoạn khác nhau trong sách Khải Huyền. Ví dụ, có nhiều tham chiếu đến bốn mươi hai tháng, bảy năm và ba ngày rưỡi. Một số học giả cho rằng những khoảng thời gian này là tượng trưng. Các học giả khác cho rằng đây là những khoảng thời gian thực tế. Biên dịch viên nên coi những giai đoạn này này là những khoảng thời gian thực tế. Sau đó, biên dịch viên xác định tầm quan trọng của chúng hoặc những gì chúng có thể đại diện.
### Những vấn đề chính trong bản văn sách Khải Huyền là gì?
Sau đây là những vấn đề quan trọng nhất trong bản văn Sách Khải Huyền:
* Chúa là Đức Chúa Trời phán, “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, đấng hiện có, đã có, và hằng còn, đấng toàn năng.”(1: 8). ULB, UDB và các phiên bản hiện đại nhất đọc theo cách này. Một số phiên bản thêm vào cụm từ "Bắt đầu và Kết thúc."
* "các trưởng lão sấp mình xuống mà thờ lạy" (5:14). ULB, UDB và các phiên bản hiện đại nhất đọc theo cách này. Một số bản cũ chép rằng, "hai mươi bốn vị trưởng lão phủ phục và tôn thờ đấng sống mãi mãi."
* "khiến một phần ba đất bị thiêu cháy"(8: 7). ULB, UDB và các bản dịch hiện đại nhất đọc theo cách này. Một số bản dịch cũ hơn không bao gồm cụm từ này.
* Một số bản viết tay thêm cụm từ "và Đấng sẽ đến" (11:17). Nhưng ULB, UDB và hầu hết các bản dịch hiện đại thì không.
* Một số bản chép tay thêm cụm từ "trước ngai của Đức Chúa Trời" (14: 5). Nhưng ULB, UDB và hầu hết các bản dịch hiện đại thì không.
* “đấng hiện có và đã có, là Đấng Thánh" (16:5). Bản ULB, UDB và hầu hết các bản dịch hiện đại đọc như vậy. Một số bản dịch cổ đọc là, "Hỡi Chúa, Đấng hiện có, đã có và còn đến."
* "Các dân sẽ đi lại nhờ ánh sáng của thành đó" (21:24). Bản ULB, UDB và hầu hết các bản dịch hiện đại đọc như vậy. Một số bản dịch cũ hơn đọc là, "Các dân được cứu sẽ đi lại nhờ ánh sáng của thành đó."
* "Phước cho những kẻ giặt sạch áo mình" (22:14). Bản ULB, UDB và hầu hết các bản dịch hiện đại đọc như vậy. Một số bản dịch cũ hơn đọc là "phước cho những kẻ làm theo luật pháp của Ngài."
* "Đức Chúa Trời sẽ cất đi phần của người đó về cây sự sống và thành thánh" (22:19). Bản ULB, UDB và hầu hết các bản dịch hiện đại đọc như vậy. Một số bản dịch cũ hơn hơn đọc là, "Đức Chúa Trời sẽ cất đi phần của người đó về sách sự sống và thành thánh."
(See: [[rc://en/ta/man/jit/translate-textvariants]])