Delete 'eph/Front.md'

This commit is contained in:
Rick 2021-04-30 16:56:40 +00:00
parent d77da6f342
commit b7ae10d9a9
1 changed files with 0 additions and 69 deletions

View File

@ -1,69 +0,0 @@
# Giới thiệu về Ê-phê-sô
## Phần 1: Giới thiệu chung
### Mục lục của Ê-phê-sô
1. Lời chào và cầu nguyện cho phước lành tâm linh trong Chúa (1:1-23)
1. Tội lỗi và sự cứu rỗi (2:1-10)
1. Sự hiệp nhất và bình an (2:11-22)
1. Sự mầu nhiệm của Đấng Christ trong bạn, được biết đến (3:1-13)
1. Sự cầu nguyện cho sự giàu có vinh hiển của Ngài khiến họ nên mạnh mẽ (3:14-21)
1. Sự hiệp một trong Thánh Linh, xây dựng nên thân thể Đấng Christ (4:1-16)
1. Cuộc sống mới (4:17-32)
1. Những kẻ bắt chước Chúa (5:1-21)
1. Vợ và chồng, con cái và cha mẹ, nô lệ và chủ nhân (5:22-6:9)
1. Áo giáp của Chúa (6:10-20)
1. Lời chào cuối (6:21-24)
### Ai đã viết sách Ê-phê-sô
Phao-lô đã viết sách Ê-phê-sô. Phao-lô là người Tạt-sơ, trong những năm đầu ông được biết đến với tên Sau-lơ. Trước khi trở thành một Cơ Đốc Nhân, Phao-lô là người Pha-ri-si. Ông đã bắt bớ các Cơ Đốc Nhân. Sau khi trở thành một Cơ Đốc Nhân, ông đi khắp đế quốc La Mã nhiều lần để rao giảng về Chúa Giê-xu.
Sứ đồ Phao-lô bắt đầu giúp đỡ hội thánh tại Ê-phê-sô trong hành trình truyền giáo đầu tiên của ông. Ông cũng sống ở tại Ê-phê-sô trong một năm rưỡi và giúp đỡ những tín đồ ở đây. Phao-lô có thể đã viết thư này khi ông đang ở trong tù tại La Mã.
### Sách Ê-phê-sô nói về điều gì?
Phao-lô viết thư này cho những Cơ Đốc Nhân tại Ê-phê-sô để giải thích tình yêu của Đức Chúa Trời cho họ trong Chúa Giê-xu. Ông miêu tả Đức Chúa Trời ban cho họ những phước lành vì bây giờ họ đã hiệp nhất trong Đấng Christ. Ông giải thích rằng tất cả những người tin Chúa đã hiệp một với nhau, dù cho họ là người Do-thái hay người ngoại. Phao-lô cũng khích lệ họ sống theo cách làm đẹp lò
### Tiêu đề của cuốn sách này thì nên được dịch như thế nào?
Người dịch có thể chọn tên sách theo tiêu đề truyền thống là, "Ê-phê-sô." Hoặc họ có thể chọn tiêu đề rõ ràng hơn như, "Thư của Phao-lô gửi cho hội thánh tại Ê-phê-sô" hay "Thư gửi cho các tín hữu tại Ê-phê-sô." (Xem: rc://en/ta/man/translate/translate-names)
## Phần 2: Những chủ đề quan trọng về tôn giáo và văn hóa
### Sách Ê-phê-sô có những lẽ thật ẩn dấu nào?
Trong bản dịch ULB, những từ như "lẽ thật ẩn dấu" hoặc "ẩn dấu" xuất hiện sáu lần. Mỗi lần như vậy Phao-lô luôn chỉ ra rằng Đức Chúa Trời phải mặc khải sự ẩn dấu đó cho con người vì họ không thể hiểu được. Những điều ẩn dấu đó luôn chỉ về kế hoạch cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho loài người. Đôi khi là kế hoạch của Ngài để mang lại hoà bình giữa chính Ngài và loài người. Đôi khi là kế hoạch để hợp nhất người Do-thái và dân ngoại thông qua Đấng Christ. Dân ngoại bây giờ có thể nhận được những lợi ích từ lời hứa của Đức Chúa Trời thông qua Đấng Christ cũng như người Do-thái.
### Phao-lô nói gì về sự cứu rỗi và lối sống công bình?
Phao-lô đã nói rất nhiều về sự cứu rỗi và lối sống công bình trong lá thư này cũng như những lá thư khác. Ông nói rằng Đức Chúa Trời đã rất nhân từ và cứu Cơ Đốc Nhân bởi vì họ tin nơi Chúa Giê-xu. Vậy nên sau khi trở thành Cơ Đốc Nhân, họ nên sống lối sống công bình để bày tỏ đức tin trong Đấng Christ. (Xem: rc://en/tw/dict/bible/kt/righteous)
## Phần 3: Những vấn đề phiên dịch quanh trọng
### Số ít và số nhiều của từ "bạn"
Trong cuốn sách này, từ "tôi" là chỉ Phao-lô. Từ "bạn" hầu như là số nhiều và chỉ về những người tin Chúa có thể sẽ đọc lá thư này. 3 ngoại lệ là câu: 5:14, 6:2 và 6:3 (xem rc://en/ta/man/translate/figs-you)
### hao-lô có ý gì khi nói "con người mới" hay "người mới"?
Khi Phao-lô nói "con người mới" hay "người mới," ông có ý nói về bản chất mới mà người tin Chúa nhận được từ Đức Thánh Linh. Bản chất mới được tạo dựng theo hình ảnh Đức Chúa Trời (Xem 4:24). Từ "người mới" cũng được sử dụng khi Chúa thiết lập hoà bình giữa người Do-thái và người Ngoại. Đức Chúa Trời đem họ lại với nhau như một người thuộc về Ngài. (Xem 2:15)
### Ý nghĩa về "thánh" và "thánh hoá" được trình bày như thế nào trong Ê-phê-sô bản ULB?
Kinh Thánh dùng những từ như vậy để chỉ bất kì một trong số rất nhiều ý tưởng. Vì lý do này, nó thường rất khó để người phiên dịch diển tả nó chính xác trong phiên bản của họ. Trong việc phiên dịch sang tiếng Anh, ULB sử dụng nhiều quy tắc:
Khi ý nghĩa của đoạn văn nói về sự thánh khiết đạo đức. Điểm đặc biệt quan trọng để hiểu phúc âm là Đức Chúa Trời xem Cơ Đốc Nhân không còn tội lỗi vì họ ở trong Chúa Jêsus Christ. Một sự kiện liên quan khác là Đức Chúa Trời là Đấng toàn hảo và không tội lỗi. Sự kiện thứ ba là Cơ Đốc Nhân phải tự giữ mình không chổ trách được, không lỗi lầm trong cuộc sống. Trong những trường hợp này, ULB sử dụng "thánh", "Đấng thánh khiết", "người thánh" hay "thánh nhân". (Xem: 1: 1,4)
#### Phao-lô có ý gì khi dùng cách diễn tả "Trong Đấng Chrsit", "trong Chúa, ...?
Những cách diễn tả này xuất hiện trong 1:1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 15, 20; 2:6, 7, 10, 13, 15, 16, 18, 21, 22; 3:5, 6, 9, 11, 12, 21; 4:1, 17, 21, 32; 5:8, 18, 19; 6:1, 10, 18, 21. Phao-lô ý định diễn tả ý tưởng là một sự thống nhất rất gần với Chúa và người tin Chúa. Hãy xem phần giới thiệu của Sách Rô-ma để biết thêm chi tiết về cách diễn tả như thế này
### Những vấn đề quan trọng nào được đề cập trong sách Ê-phê-sô?
* "Trong Ê-phê-sô" (1:1). Vài bản thảo ban đầu không có bao gồm cách diễn tả này, nhưng có lẽ nó xuất hiện trong bứa thư gốc. ULB, UDB và nhiều phiên bản hiện đại bao gồm nó
* "Vì chúng ta là chi thể của thân thể Ngài." (5:30) Hầu hết những phiên bản hiện đại, bao gồm ULB và UDB, đọc nó như thế này. Vài phiên bản cũ hơn đọc là "Vì chúng ta là chi thể của thân thể Ngài và của xương Ngài". Phiên dịch viên có thể quyết địch chọn cách đọc thứ hai nếu những phiên bản khác trong khu vực của họ cũng dùng như thế. Nếu phiên dịch viên chọn cách đọc thứ hai, họ nên bỏ những từ được thêm vào ở trong dấu ngoặc vuông ([]) để thể hiện rằng có lẽ chúng không ở trong nguyên gốc của sách Ê-phê-sô
(See: [[rc://en/ta/man/jit/translate-textvariants]])