Delete 'mrk/Front.md'

This commit is contained in:
Rick 2021-04-30 16:40:21 +00:00
parent 08434085bd
commit 8b45af2622
1 changed files with 0 additions and 67 deletions

View File

@ -1,67 +0,0 @@
# Giới thiệu về Phúc âm Mác
## Phần 1: Giới thiệu chung
### Sơ lược về Tin mừng theo Thánh Mác-cô
1. Giới thiệu (1:1–13)
1. Mục vụ của Chúa Giê-xu tại Ga-li-lê
- Mục vụ ban đầu (1:14–3:6)
- Chúa Giê-xu được nhiều người biết đến (3:7–5:43)
- Rời khỏi Ga-li-lê và rồi trở về (6:1–8:26)
1.Tiến trình đi đến Giê-ru-sa-lem, nhiều lần lặp đi lặp lại mà Chúa Giê-xu tiên đoán về cái chết của Ngài; các môn đồ hiểu lầm và Chúa Giê-xu dạy cho các môn đồ biết là đi theo Ngài sẽ khó khăn như thế nào (8:27–10:52)
1. Những ngày cuối cùng trong mục vụ của Ngài và chuẩn bị để đối đầu với xung đột cuối cùng tại Giê-ru-xa-lem (11:1–13:37)
1. Cái chết của Chúa và ngôi mộ trống (14:1–16:8)
### Phúc âm Mác nói về điều gì?
Phúc âm Mác là một trong bốn sách trong Tân Ước mô tả đôi nét về cuộc đời của Chúa Giê-xu. Những tác giả của các sách Phúc âm khắc họa về các khía cạnh khác nhau về Chúa Giê-xu là ai và Ngài đã làm gì. Mác viết rất nhiều về cách Chúa Giê-xu đã đau khổ và chết trên thập giá như thế nào. Ông làm việc này để khuyến khích những người đọc đang bị bắt bớ. Mác cũng giải thích một số tập tục của người Do Thái và một số từ ngữ trong A-ram. Điều này có thể chỉ ra rằng phần lớn những người đọc đầu tiên là Dân Ngoại.
### Tựa đề của sách này nên được dịch như thế nào?
Các dịch giả có thể chọn cách gọi sách này theo tiêu đề truyền thống "Phúc âm Mác" hoặc "Phúc âm theo Mác". Họ cũng có thể chọn một tiêu đề rõ hơn, chẳng hạn "Phúc âm về Chúa Giê-xu mà Mác đã viết " (Tham khảo: rc://en/ta/man/translate/translate-names)
### Ai đã viết sách Phúc âm Mác?
Quyển sách không cho biết tên tác giả. Tuy nhiên, kể từ thời kỳ sơ khai của Cơ Đốc giáo thì phần lớn Cơ Đốc nhân đã nghĩ tác giả là Mác. Mác cũng được biết đến qua tên Giăng Mác. Ông là bạn thân của Phi-e-rơ. Có thể Mác đã không chứng kiến những điều Chúa Giê-xu đã nói và làm. Nhưng nhiều học giả nghĩ rằng Mác đã viết trong sách Phúc âm của mình về những điều Phi-e-rơ đã nói với ông về Chúa Giê-xu.
## Phần 2: Những tư tưởng quan trọng về Tôn giáo và Văn hóa
### Những phương pháp giảng dạy của Chúa Giê-xu là gì?
Người ta đã xem Chúa Giê-xu như là một thầy Ra-bi. Thầy Ra-bi là người truyền dạy về luật của Chúa. Cách Chúa Giê-xu truyền dạy cũng tương tự như cách của các thầy dạy khác về tôn giáo tại Đó Thái. Ngài có học trò đi theo bất cứ nơi đâu Ngài đến. Những học trò này được gọi là các môn đồ. Người thường kể các dụ ngôn. Dụ ngôn là những câu chuyện để dạy về các bài học luân lý. (Tham khảo: rc://en/tw/dict/bible/kt/lawofmoses and rc://en/tw/dict/bible/kt/disciple and rc://en/tw/dict/bible/kt/parable)
## Phần 3: Những vấn đề quan trọng khi dịch
### Các sách Phúc âm Cộng Quan là gì?
Các sách Phúc âm Ma-thi-ơ, Mác và Lu-ca được gọi là sách Phúc âm Cộng Quan vì các sách này có nhiều đoạn tương tự nhau. Thuật ngữ "cộng quan" mang ý nghĩa "xem cùng nhau"
Các đoạn văn được xem là "tương đồng" khi chúng giống nhau hoặc gần như giống nhau giữa hai hay ba sách Phúc âm. Khi dịch những đoạn văn tương đồng thì dịch giả cần sử dụng cùng ngôn từ và dịch sao cho chúng hết sức giống nhau.
### Tại sao Chúa Giê-xu tự nhận mình là "Con Người"?
Trong các Phúc âm Chúa Giê-xu tự gọi mình là "Con Người". Trích dẫn sách Đa-ni-ên, chương 7: câu 13-14. Trong đoạn này có một người được mô tả là "con người". Có nghĩa là người ấy giống như một người bình thường. Chúa trao quyền cho "con người" để thống trị mọi quốc gia luôn mãi. Và mọi dân tộc sẽ thờ phượng người mãi mãi.
Người Do Thái vào thời của Chúa Giê-xu không dùng từ "Con Người" như một danh hiệu cho bất kỳ ai. Do đó Chúa dùng danh xưng này để giúp họ hiểu Ngài thật sự là ai. (Tham khảo: rc://en/tw/dict/bible/kt/sonofman)
Dịch tước danh "Con Người" có thể là một việc khó trong nhiều ngôn ngữ. Người đọc có thể hiểu sai khi thuật ngữ này được dịch cách văn tự. Dịch giả có thể xem xét các lựa chọn khác như "Nhân Vị". Có chú thích về tước danh này sẽ giúp người đọc hiểu đúng hơn.
### Tại sao Mác thường sử dụng những thuật ngữ chỉ những giai đoạn thời gian ngắn?
Phúc âm Mác sử dụng từ "ngay lập tức" đến bốn mươi hai lần. Mác thực hiện điều này để các sự kiện thêm hào hứng và sống động. Điều này hướng người đọc từ sự kiện này đến sự kiện khác rất nhanh.
### Những vấn đề chính trong văn bản của Sách Phúc âm Mác là gì?
Các câu sau được tìm thấy trong các phiên bản cũ của Kinh Thánh nhưng không có trong các phiên bản mới nhất. Các dịch giả được khuyên là không nên đưa các câu này vào. Tuy nhiên, nếu trong khu vực của các dịch giả có những phiên bản Kinh Thánh cũ mà có một hoặc nhiều hơn những câu như vậy thì các dịch giả có thể đưa các câu này vào. Nếu các câu này được đưa vào thì chúng phải được đặt trong dấu ngoặc vuông ([ ]) để chỉ ra rằng chúng có thể không phải trong bản gốc của Phúc âm Má.
* "Ai có tai nghe thì nghe" (7:16)
* "nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt" (9:44)
* "nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt" (9:46)
* "Thế là ứng nghiệm lời Kinh Thánh: 'Người bị liệt vào hạng những tên phạm pháp'" (15:28)
Phân đoạn sau không có trong những bản thảo ban đầu. Phần lớn các sách Kinh Thánh có bao gồm phân đoạn này nhưng trong những quyển Kinh Thánh hiện đại đặt phân đoạn này trong dấu ngoặc vuông ([ ]) hoặc chỉ ra theo một cách nào đó rằng chúng có thể không phải trong bản gốc của Phúc âm Mác. Các dịch giả được khuyên nên làm tương tự như trong các phiên bản Kinh Thánh hiện đại.
* "Sau khi sống lại vào lúc tảng sáng ngày thứ nhất trong tuần, Đức Giê-xu hiện ra trước tiên với bà Ma-ri-a Mác-đa-la, là kẻ đã được Người trừ cho khỏi bảy quỷ dữ. Bà đi báo tin cho những kẻ đã từng sống với Người mà nay đang buồn bã khóc lóc. Nghe bà nói Người đang sống và bà đã thấy Người nhưng các ông vẫn không tin. Sau đó, Người tỏ mình ra dưới một hình dạng khác cho hai người trong nhóm các ông, khi họ đang trên đường đi về quê. Họ trở về báo tin cho các ông khác, nhưng các ông ấy cũng không tin hai người này. Sau cùng, Người tỏ mình ra cho chính Nhóm Mười Một đang khi các ông dùng bữa. Người khiển trách các ông không tin và cứng lòng, bởi lẽ các ông không chịu tin những kẻ đã được thấy Người sau khi Người trỗi dậy từ cõi chết. Người nói với các ông: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Phúc âm cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án. Đây là những dấu lạ sẽ đi theo những ai có lòng tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ được quỷ, sẽ nói được những tiếng mới lạ. Họ sẽ cầm được rắn, và dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao. Và nếu họ đặt tay trên những người bệnh, thì những người này sẽ được mạnh khoẻ. Nói xong, Chúa Giê-su được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các tông đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng" (16:9-20)
(See: [[rc://en/ta/man/jit/translate-textvariants]])