Delete 'jhn/Front.md'

This commit is contained in:
Rick 2021-04-30 16:45:29 +00:00
parent ccecb1c831
commit 4876fec5cb
1 changed files with 0 additions and 72 deletions

View File

@ -1,72 +0,0 @@
# Dẫn nhập vào Tin Mừng hay là Sách phúc âm của Giăng
## Phần 1: Giới thiệu tổng quát
### Nội dung Tin Mừng hay là sách phúc âm của Giăng
1. Giới thiệu Chúa Giê-xu là ai (1:1-18)
1. Chúa Giê-xu bằng lòng nhận phép báp-têm, và chọn mười hai môn đồ (1:19-51)
1. Chúa Giê-xu giảng đạo, dạy dỗ và chữa lành bịnh cho rất nhiều người (2-11)
1. Bảy ngày trước cuộc tử nạn của Chúa Giê-xu (12-19)
- Ma-ri xức dầu thơm trên hai bàn chân của Chúa Giê-xu (12: 1-11)
- Chúa Giê-xu cưỡi lừa đi vào thành Giê-ru-sa-lem (12: 12-19)
- Một số người Hy Lạp muốn gặp Chúa Giê-xu (12: 20-36)
- Giới lãnh đạo Do Thái không chấp nhận Chúa Giê-xu (12: 37-50)
- Chúa Giê-xu giảng dạy các môn đồ (13-17)
- Chúa Giê-xu bị bắt giữ và phải chịu thử thách. (18: 1-19: 15)
- Chúa Giê-xu chịu đóng đinh và được mai táng (19: 16-42)
1. Chúa Giê-xu từ cõi chết sống lại (20: 1-29)
1. Giăng nói lý do tại sao ông viết phúc âm của mình (20: 30-31)
1. Chúa Giê-xu lại tỏ mình ra cho các môn đồ (21)
### Tin Mừng của Giăng viết về điều gì?
Tin Mừng Giăng là một trong bốn cuốn sách trong Tân Ước mô tả một số khía cạnh cuộc đời của Chúa Giê-xu Cứu Thế. Các tác giả của các sách phúc âm đã viết về các khía cạnh khác nhau của Chúa Giê-xu là ai và những gì Ngài đã làm. Giăng nói rằng ông đã viết phúc âm của mình "để mọi người có thể tin rằng Chúa Giê-xu là Chúa Cứu Thế, Con Đức Chúa Trời hằng sống" (20:31).
Sách phúc âm của Giăng rất khác so với ba sách phúc âm khác. Giăng không viết ra một số giáo lý và sự kiện mà các tác giả khác đưa vào các sách phúc âm của họ. Thật vậy, Giăng đã viết về một số giáo lý và sự kiện mà chúng ta không thấy trong các sách phúc âm khác.
Giăng đã viết nhiều về những dấu hiệu Chúa Giê-xu đã làm để chứng minh rằng những gì Ngài nói về mình là đúng sự thật. (Xem: rc://en/tw/dict/bible/kt/sign)
### Tiêu đề của cuốn sách này nên dịch như thế nào ?
Dịch giả có thể chọn gọi cuốn sách này bằng tiêu đề truyền thống của nó, "sách Phúc Âm của Giăng" hoặc "Tin Mừng theo Giăng", hoặc có thể chọn một tiêu đề rõ ràng hơn, chẳng hạn như "Tin Mừng Chúa Giê-xu do Giăng tường thuật". (Xem: rc://en/ta/man/translate/translate-names)
### Ai đã viết sách Phúc Âm của Giăng?
Cuốn sách này không đưa ra tên tác giả. Tuy nhiên, kể từ thời đạo Chúa Cứu Thế bắt đầu thì hầu hết các người tin Chúa Cứu Thế đều nghĩ rằng Sứ đồ Giăng là tác giả.
## Phần 2: Các tư tưởng tôn giáo và văn hóa quan trọng
### Tại sao John viết rất nhiều về tuần cuối cùng của cuộc đời Chúa Giêsu?
Giăng đã viết nhiều về tuần cuối cùng của Chúa Giê-xu. Ông muốn độc giả của mình suy nghĩ sâu sắc về tuần cuối cùng của Chúa Giê-xu và cái chết của Ngài trên thập giá. Ông muốn mọi người hiểu rằng Chúa Giê-xu sẵn sàng chết trên thập hình để Đức Chúa Trời tha thứ cho mọi người vì đã phạm tội chống lại Đức Chúa Trời. (Xem: rc://en/tw/dict/bible/kt/sin)
## Phần 3: Các vấn đề dịch thuật quan trọng
### Các từ "ở lại", "cư trú" và "lưu lại" có nghĩa gì trong Tin Mừng của Giăng?
Giăng thường sử dụng các từ "ở lại", "cư trú" và "lưu lại" như những phép ẩn dụ. Giăng đã nói về người tín hữu trở nên tin tưởng Chúa Giê-xu nhiều hơn và hiểu Chúa Giê-xu hơn như thể lời của Chúa Giê-xu "ở lại" trong tín hữu. Cũng vậy, Giăng nói rằng khi một người nối kết về mặt tâm linh với một người khác thì như thể người này "lưu lại" trong người kia. Người tin nhận Chúa Cứu Thế là người "cư trú" trong Chúa Cứu Thế và trong Đức Chúa Trời. Chúa Cha được nói là "ở lại" trong Chúa Con và Chúa Con được nói là "ở lại" trong Chúa Cha. Chúa Con được nói là "ở lại" trong các tín hữu. Chúa Thánh Linh cũng được nói là "ở lại" trong các tín hữu.
Nhiều dịch giả sẽ thấy không thể trình bày những ý tưởng này bằng ngôn ngữ của họ theo cùng một cách chính xác. Chẳng hạn, Chúa Giê-xu có ý định bày tỏ ý tưởng về người tin theo Chúa Cứu Thế cùng thần khí với Ngài khi Ngài nói: "Người ăn thịt Tôi và uống huyết Tôi thì cứ ở trong Tôi, và Tôi ở trong người đó" (Giăng 6:56). UDB sử dụng ý tưởng "sẽ được gia nhập với tôi và tôi sẽ được gia nhập với người đó." Nhưng các dịch giả được phép có cách khác để diễn tả ý tưởng này.
Trong đoạn văn, "Nếu lời nói của Thầy cứ ở trong anh em" (Giăng 15: 7), UDB diễn tả ý tưởng này là "Nếu anh em sống theo thông điệp của Thầy". Dịch giả được phép sử dụng bản dịch này như một kiểu mẫu.
### Các vấn đề chính trong bản văn Tin Mừng của Giăng là gì?
Đây là những vấn đề văn bản quan trọng nhất trong Phúc Âm của Giăng:
* "chờ nước động. Vì thỉnh thoảng có một thiên sứ của Chúa xuống hồ và khuấy nước lên, và khi nước khuấy lên, bất cứ ai xuống trước, thì dù mắc bệnh gì đi nữa, cũng được chữa khỏi."( 5:3-4)
Dịch giả khuyên không nên dịch đoạn văn này. Tuy nhiên, nếu trong khu vực của dịch giả, có những phiên bản Kinh thánh cũ hơn bao gồm đoạn này, thì dịch giả có thể dịch nó. Nếu dịch đoạn văn đó thì nên đặt nó trong dấu ngoặc vuông ([]) để chỉ ra rằng nó có thể không phải là nguyên bản Phúc Âm Giăng viết. (Xem: rc://en/ta/man/translate/translate-textvariants)
* Câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình (7:53-8:11)
Đoạn văn này nằm trong hầu hết các phiên bản Kinh thánh xưa và nay. Nhưng nó không có trong các bản sao chép Kinh thánh sớm nhất. Dịch giả nên dịch đoạn văn này; và đặt nó bên trong dấu ngoặc vuông ([]) để chỉ ra rằng nó có thể không phải là văn bản gốc của Phúc Âm Giăng viết. (Xem: rc://en/ta/man/translate/translate-textvariants)
Một số phiên bản xưa cũng có đoạn văn này:
"lánh đi và ra khỏi đền thờ." (8:59)
Nhưng điều rất chắc chắn là đoạn văn này không phải là bản gốc Phúc Âm Giăng viết. Vì thế không nên thêm vào. (Xem: rc://en/ta/man/translate/translate-textvariants)
(See: [[rc://en/ta/man/jit/translate-textvariants]])